Home > Lược dịch > Thiên Nhãn Thông và kế hoạch Kim Thuẫn của Trung Quốc

Thiên Nhãn Thông và kế hoạch Kim Thuẫn của Trung Quốc

Tóm lược từ bài viết “China’s All Seeing Eye”  ký giả NAOMI KLEIN viết cho tờ Rolling Stone phát hành ngày 29/5/08

 

Từ sình lầy đến đặc khu kinh tế

Cách đây 30 năm, Thâm Quyến chỉ là một làng chài với những mảnh ruộng nhỏ cùng những con đường đất. Đó là trước khi lãnh đạo tối cao của TQ Đặng Tiểu Bình đã cho thành lập đặc khu kinh tế vào năm 1979 do lợi thế nằm giáp Hồng Kông. Thành phố Thâm Quyến là khu vực đầu tiên trong 4 khu vực ở Trung Quốc mà chủ nghĩa tư bản được thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm được tiến hành với dụng ý duy trì thể chế XHCN đồng thời lại kiếm lợi từ những phát triển kinh tế tư nhân. Kết quả Thâm Quyến trở thành thành phố thương mại thuần túy không bị ảnh hưởng của lịch sử và văn hóa.

Thâm Quyến trở thành một sức hút mãnh liệt cho các nhà đầu tư. Cuộc thử nghiệm nhanh chóng lan dần sang những vùng lân cận sông Châu Giang, một khu vực với khoảng 100,000 nhà máy công nghiệp. Dân số Thâm Quyến hiện nay lên đến 12.4 triệu; trong khi đó, có thể ít nhất phân nữa những đồ dùng của bạn từ máy tính, giày, màn hình mỏng, TV, điện thoại, quần Jeans, v.v… được sản xuất tại đây. Từ các tòa nhà cao ốc đến các trung tâm thương mại sầm uất, tất cả được trang bị các đồ dùng điện tử tối tân. Một hệ thống xe điện ngầm cao tốc cũng đang được xây cất với những toa xe có các màn hình mỏng phát hình từ một hệ thống tín hiệu WiFi trong thành phố. Về đêm, Thâm Quyến sáng chói ánh đèn như một chiếc Hummer của dân chơi được nâng cấp đặc biệt khi những khách sạn 5 sao tranh đua nhau xem ai chiếu đèn đẹp hơn.

Những công ty thương mại nổi tiếng ở Hoa Kỳ cũng đến đây dựng lên cửa hàng, nhưng chúng hoàn toàn không gây ấn tượng gì so với những cửa hàng cạnh tranh của TQ. Điển hình như CT viễn thông TQ Huawei, có cả lối ra xa lộ riêng của nó trong khi công nhân đi và về trên từng tuyến xe bus riêng của CT này. Mc Donald và KFC cũng mọc lên cách nhau một vài con lộ nhưng không so sánh nổi bằng những cửa hàng thức ăn Công Phu với logo hình Lý Tiểu Long.

Thâm Quyến, một Trung Quốc hôm nay thu nhỏ lại, tượng trưng cho một nền kinh tế có khi được gọi là “kinh tế chủ nghĩa Stalin”, hội nhập những quyền lực của chế độ toàn trị để đạt những mục đích của thương mại toàn cầu.

 

China All Seeing Eye (Illustration by Matt Mahurin)

Source: RollingStone.com (Illustration by Matt Mahurin)

 

Thiên Nhãn Thông

Để ra mắt những tiến bộ trong lĩnh vực high-tech trong dịp Olympic ở Bắc Kinh, Thâm Quyến một lần nữa được chọn để thử nghiệm bước kế tiếp trong công cuộc thử nghiệm có tầm vóc xã hội này. Hơn 2 năm qua, có khoảng 200,000 máy thu hình giám sát (CCTV) được gắn rãi rác khắp thành phố. Phần đông là ở những nơi công cộng, được trá hình như là cột đèn đường. Những CCTV này trong một ngày gần đây sẽ được nối liền vào một hệ thống toàn quốc, một hệ thống Thiên Nhãn có khả năng tự dò xét và nhận diện bất kể ai bước vào phạm vi của các CCTV. Hệ thống này là một đề án được tiến hành với các kỹ thuật và sự hợp tác của các CT Hoa Kỳ.

Trong 3 năm tới, các chuyên gia an ninh của TQ dự đoán họ sẽ gắn thêm khoảng 2 triệu CCTV ở thành phố Thâm Quyến. Kết quả thành phố này sẽ trở thành phố được giám sát chặc chẽ nhất thế giới. Luân Đôn sẽ đứng hạng nhì với nữa triệu CCTV.

Kế hoạch Kim Thuẫn (Lá Chắn Đồng – Golden Shield)

Các máy thu hình giám sát chỉ là một phần của một dự án kỹ thuật giám sát và kiểm duyệt to lớn hơn của Trung Quốc với tên gọi Kim Thuẫn (Golden Shield). Mục đích tối cao sẽ là sử dụng kỹ thuật tối tân trong lĩnh vực dò xét và truy lùng đối tượng. Các kỹ thuật hiện đại này được cung cấp bởi các CT Hoa Kỳ như IBM, Honeywell, và General Electric (GE) nhằm tạo nên một vỏ bọc lý tưởng cho người tiêu dùng (nhất là vào dịp Olympic). Vỏ bọc này sẽ là một nơi mà các thẻ tín dụng Visa, giày Adidas, ĐTCC TQ, Mc Donald Happy Meals sẽ được tiêu xài thoải mái trước Mắt Thần không bao giờ nháy của chính quyền CS TQ.

Với những bạo động chính trị trên đà gia tăng khắp nơi, chính quyền TQ hy vọng sử dụng hệ thống giám sát như một lá chắn để nhận diện và đối phó với những nhà đối lập trước khi các hoạt động bùng nổ thành một phong trào như sự kiện Thiên An Môn được thế giới chú ý.

Các bạn còn nhớ là chúng ta được nhắc nhở rằng Thị Trường Tự Do và những Người Tự Do là hai đề tài bất phân? Đó là một sự dối trá. Sự thật là hệ thống phân phát hữu hiệu nhất cho chủ nghĩa tư bản là một quốc gia độc tài Đảng trị được trang bị bởi các kỷ thuật “an ninh quốc phòng” tối tân được thúc đẩy sáng chế dưới chiêu bài “cuộc chiến chống khủng bố”. Và các CT thương mại tầm vóc quốc tế đang hưởng lợi tức kếch sù từ cuộc thử nghiệm này sẽ không thỏa mãn và hạn chế sự phát triển trong thành phố Thâm Quyến mà thôi.

Như những đồ dùng khác được ráp nối ở Trung Quốc với kỹ thuật hiện đại sáng chế bởi Hoa Kỳ, hệ thống “Giám Sát An Ninh 2.0” sẽ sẵn sàng để phân phát đến cộng đồng, đô thị của bạn ở trong một ngày gần đây.

Lợi ích của thị trường sản xuất CCTV

Ông Zhang Yi, chủ CT FSAN: CCTV System, cho biết rằng các hoạt động tội ác giảm rõ rệt từ khi có các CCTV. Ông ta mở CT sản xuất CCTV ở Thâm Quyến hơn nữa năm trước và nguồn đầu tư của ông đã sinh lợi gấp 10 lần. Công xưởng của ông Zhang sản xuất 400,000 CCTV mỗi năm và phân phát khắp nơi như Luân Đôn, Manhattan NY, và Dubai… tượng trưng cho một phần của sự phát triển “an ninh quốc gia” toàn cầu.

Phân nửa những CCTV do CT ông Zhang sản xuất ở lại TQ tại các thành phố như Thâm Quyến, Quảng Châu. Thị trường CCTV của TQ tăng lợi tức 4.1 tỉ năm vừa qua, tăng 2.4% so với năm 2006.

Bất lợi của CCTV

Các công nhân của FSAN không chỉ làm việc cho FSAN, họ còn “được” giám sát chặt chẽ bởi FSAN qua các CCTV. Nhất cử nhất động của họ được thu hình và lưu giữ trong lúc làm việc, lúc lên xe buýt về, lúc họ đi bộ về nơi cư ngụ. Đường phố đầy dẫy những cột như cột đèn mới gắn với sơn trắng và kính tròn màu đen. Trong ô kính tròn ấy là những CCTV do chính họ sản xuất ở FSAN.

Một CT ở Thâm Quyến, China Security & Surveillance Technology (CSST) đã sáng chế phần mềm giúp các CCTV nhận diện và tự báo cho CA khi có nhiều người tụ họp ở một con số bất thường.

Chính quyền TQ năm 2006 bắt buộc các cửa hàng Café Mạng cũng như các tiệm ăn và khu “giải trí” khác gắn máy thu hình và nối thẳng tới sở cảnh sát. Đây là một phần của chiến dịch “An Toàn Thành Phố (Safe Cities)” đang được tiến hành ở 660 thành phố ở TQ. Đây là chiến dịch nhiều tham vọng nhất của chính quyền ở khu vực sông Giang Châu. Nguồn cung cấp cho chiến dịch này là đặc khu kinh tế đang phát triển ở Thâm Quyến.

Trọng điểm của kế hoạch Kim Thuẫn

Các CCTV chỉ là một phần nhỏ của kế hoạch Kim Thuẫn. Ông Zhang cho tôi biết trong công xưởng của ông rằng điểm quan trọng nhất của kế hoạch này là kết nối tất cả các hệ thống CCTV, mạng, GPS, điện thoại, và phần mềm nhận diện gương mặt vào một hệ thống giám sát chung toàn cầu.

Kế hoạch Kim Thuẫn sẽ được tiến hành như sau: Dân TQ sẽ bị giám sát 24/24 bằng hệ thống CCTV được điều khiển tự động bằng các máy tính ở đâu đó. Họ sẽ bị nghe lén khi nói chuyện điện thoại từ nhà, nơi công cộng, DTDĐ. Gương mặt và giọng nói sẽ được nhận diện bởi các phần mềm kiểm duyệt âm thanh và hình ảnh. Mạng Internet của họ sẽ bị giám sát và kiểm duyệt chặt chẽ bằng hệ thống Tường Lửa Vĩ Đại (Great Firewall). Sự tới lui của họ sẽ bị giám sát bằng thẻ CNND có chứa GPS chip có thể scan và hình của họ sẽ được gửi vào máy tính dùng để các CCTV tự nhận diện họ khi cần thiết.

Khi kế hoạch này hoàn tất, trong bộ máy tính khổng lồ toàn TQ sẽ có 1.3 tỉ hồ sơ của mỗi người dân với hình ảnh đầy đủ.

Đây cũng là câu trả lời sau những bạo động chính trị ở Lhasa, Tây Tạng. Nỗi lo sợ biểu tình như sự kiện Thiên An Môn. Những bất mãn của nhân dân do mất nhà cửa khi đất đai cha ông để lại được sử dụng vào việc phát triển kinh tế. Làm cách nào để duy trì ổn định xã hội để dung hòa hai chế độ bất đồng: Những người thắng cuộc ở nhà to, xe lớn, tiện nghi đầy đủ… và những người thua cuộc mất trắng, di cư, làm công, bị bóc lột?. Kim Thuẫn!!!!

Trong lúc thông tin bị bưng bít khi bạo động xảy ra ở Lasha, chính quyền TQ đã có đầy đủ hình ảnh thu được từ các CCTV. Họ đã không ngần ngại cắt xén để kết thành một đoạn phim “Người Tây Tạng Nổi Điên” với các hình ảnh phô trương người Tây Tạng xấu xí, cuồng loạn, tay cầm dao… Đoạn phim này được chiếu đi chiếu lại nhiều lần trên các kênh TV. Chính quyền TQ cũng dùng các đoạn phim thu được này để đăng hình “21 nhân vật bị truy lùng” và đăng tải khắp nơi. Họ là những người tham gia các cuộc nổi loạn.

L-I: Giải Pháp Nhận Diện

Ở Quảng Châu, cách Thâm Quyến nửa tiếng đường xe lửa, ông Yao Rouguang chuẩn bị một cuộc thử nghiệm riêng của ông. Ông nói với tôi đây là “cuộc thử nghiệm 10 triệu gương mặt”.

Yao là chủ tịch của Pixel Solution, một CT TQ chuyên sản xuất CMND với kỹ thuật hiện đại tối tân. Pixel Solution cũng chuyên bán các phần mềm nhận diện gương mặt dùng bởi các cơ quan an ninh.

Cuộc thử nghiệm này là một trong những thử nghiệm được dựng lên bởi Cục An Ninh Công Cộng của Bắc Kinh. Những CT tham gia cuộc thử nghiệm được giao nhiều hình chụp từ nhiều góc độ khác nhau và nhiệm vụ của phần mềm của họ là nhận dỉện người trong những hình chụp qua 10 triệu hình được lưu trữ trong dữ liệu của chính quyền. Họ phải nhận diện người trong hình trong thời gian 1 giây.

Vũ khí tối mật của ông Yao là phần mềm nhận diện gương mặt mua từ CT L-I Identity Solution, một CT đấu thầu các dự án quốc phòng chuyên sản suất passport và các hệ thống an ninh sinh trắc (biometric) cho chính quyền Hoa Kỳ. Để trình bày phần mềm L-1 của CT ông sản xuất, ông Yao dùng máy chụp hình trong laptop của ông để chụp hình ông và tải vào trang mạng của ông sử dụng phần mềm của L-I Identity Solution. Ông giải thích bước đầu tiên là chụp hình, và sau đó là nhận diện đối tượng trong 600,000 hình. Trong vòng 1.1 giây sau khi ông nhấn vào nút APPLY, 16 tấm hình chụp từ nhiều năm khác nhau của ông Yao hiện lên.

Mặc dù kết quả muốn có chưa đạt được, vả lại hình chụp từ CCTV thường không rõ lắm, nhưng có nhiều hứa hẹn. Ông ta nói: “Nếu chúng tôi thắng cuộc, chúng tôi sẽ được bảo đảm một chổ đứng trong thị trường TQ”. Trong khi ông ta rất hãnh diện là khách hàng của L-I, CT này không hãnh diện mấy về ông Yao.

L-I Identity Solution là một CT Hoa Kỳ ở bang Connecticut, chuyên về các phần mềm nhận diện dấu tay, hình ảnh, sinh trắc, tròng mắt… Vì một trong thành viên trong hội đồng quản trị là cựu Cục Trưởng Cục Tình Báo CIA nên L-I tiến gần đến các dự án quốc phòng một cách nhanh chóng. Nếu phần mềm L-I thắng cuộc thử nghiệm, L-I sẽ nhận một phần lợi tức bán phần mềm từ Pixel Solution.

Sau sự kiện Thiên An Môn, chính phủ Hoa Kỳ có thông qua lệnh cấm vận đối với các phần mềm “xuất khẩu đến TQ từ Hoa Kỳ hoặc từ TQ nhưng xuất xứ từ phần mềm sáng chế bởi Hoa Kỳ”. Phần mềm CT L-I bán cho Yao nằm trong diện này. Bất kể lệnh cấm vận sau sự kiện Thiên An Môn, kỹ thuật “kềm chế tội ác” của Hoa Kỳ đã tìm được lối đi vào trong tay của chính quyền TQ. Và liên hệ của L-I đối với chính quyền Hoa Kỳ làm sự buôn bán này thêm phần hấp dẫn: Không những L-I rất có thể đang giúp đỡ chính quyền TQ bắt những người bất đồng chính kiến, mà kể cả dân Hoa Kỳ!!!!

Naomi Klein (KD trích dịch và tóm lược).

Categories: Lược dịch
  1. No comments yet.
  1. No trackbacks yet.

Leave a comment